Blog của Di Ni - Sinh viên lớp Y2011 Khoa Y ĐHQGHCM. Các bạn có đam mê về lĩnh vực Y Sinh học có thể tham khảo trực tiếp trang web http://www.docsachysinh.com/
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013
13 ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH CƠ BẢN
DẪN TRUYỀN CẢM GIÁC
1. Bó tủy đồi thị trước bên (anterolateral system): dẫn truyền cảm giác nhiệt, sờ thô, đau
(A): Anterolateral spinothalamic tract (B): Trigeminal tract
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân cảm giác chính nằm ở hạch gai (dorsal root ganglion), sợi nhánh nhận cảm nhiệt độ và đau từ thụ thể ngoại biên, sợi trục đi vào sừng sau tủy sống.
- Neuron thứ hai có thân nằm ở sừng sau tủy sống cùng bên (dorsal horn ipsilateral side), sợi trục bắt chéo qua chất xám tủy sống, vào bó tủy đồi thị trước bên (anterolateral spinothalamic tract) rồi đi lên hành não, cầu não, trung não và đến tận ở:
+ Nhân bụng sau bên của đồi thị (ventral posterolateral nucleus)
+ Chất xám quanh cống (periaqueductal gray region)
+ Chất lưới của hành não, cầu não (reticular substance of the medulla and pons)
+ Vùng mái (tectal area)
- Neuron thứ 3 có thân ở nhân của đồi thị, sợi trục đi vào bao trong (internal capsule) và tận ở hồi sau trung tâm (postcentral gyrus)
2. Bó cột sau (dorsal column): dẫn truyền cảm giác sờ phân biệt tinh vi (discriminative touch)
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân cảm giác chính nằm ở hạch gai (dorsal root ganglion), sợi nhánh nhận cảm sờ từ thụ thể ngoại biên. Sợi trục đi vào sừng sau tủy sống đến các nhân ở cột sau tủy sống rồi lên cột sau hành não theo bó cột sau (dorsal column – medial lemniscal tract) (hoặc gọi là bó thon và bó chêm, hoặc gọi là bó Goll và bó Burdach).
- Neuron thứ hai có thân nằm ở nhân thon (gracilis nucleus) và nhân chêm (cuneatus nucleus) cùng bên ở hành não và bắt chéo ở hành não, sau đó lên đồi thị.
- Neuron thứ ba có thân nằm ở nhân bụng sau bên của đồi thị (ventral posterolateral nucleus). Sợi trục đi vào bao trong (internal capsule) và tận ở hồi sau trung tâm (postcentral gyrus).
3. Bó sinh ba (Trigeminal system): dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt độ
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở hạch sinh ba (trigeminal ganglion). Sợi nhánh cảm nhận đau và nhiệt ở thụ thể ngoại biên. Sợi trục đi vào cầu não đến nhân cảm giác chính của TK sinh ba và xuống hành não và tủy sống theo bó tủy sinh ba (spinal trigeminal tract).
- Neuron thứ hai có thân nằm trong nhân tủy của phức hợp sinh ba cùng bên (spinal nucleus of trigeminal complex ipsilateral side) ở hành não. Sợi trục bắt chéo ở hành não và tạo thành bó bụng sinh ba đồi thị (ventral trigeminothalamic tract) đi lên đồi thị.
- Neuron thứ ba có thân nằm trong nhân bụng sau giữa của đồi thị (ventral posteromedial nucleus). Sợi trục đi vào bao trong (internal capsule) và tận ở hồi sau trung tâm (postcentral gyrus).
4. Bó sinh ba (Trigeminal system): dẫn truyền cảm giác sờ phân biệt tinh vi (discriminative touch)
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở hạch sinh ba (trigeminal ganglion). Sợi nhánh cảm nhận đau và nhiệt ở thụ thể ngoại biên. Sợi trục đi vào cầu não đến nhân cảm giác chính của TK sinh ba (chief sensory nucleus of V nerve).
- Neuron thứ hai có thân ở nhân cảm giác chính của TK sinh ba. Sợi trục đi lên tạo thành bó lưng sinh ba đồi thị (dorsal trigeminothalamic tract), phần lớn sợi trục sẽ bắt chéo qua cầu não và nối với bó bụng sinh ba đồi thị và đi lên đồi thị.
- Neuron thứ ba có thân nằm trong nhân bụng sau giữa của đồi thị (ventral posteromedial nucleus). Sợi trục đi vào bao trong (internal capsule) và tận ở hồi sau trung tâm (postcentral gyrus).
5. Bó dẫn truyền cảm giác tạng và vị giác:
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở hạch TK VII, IX và X. Sợi nhánh nhận cảm giác tạng và vị giác ở thụ thể ngoại biên. Sợi trục tạo thành bó đơn độc (solitary tract) về nhân bó đơn độc cùng bên ở mặt lưng của hành não.
- Neuron thứ hai có thân nằm trong nhân bó đơn độc (solitary nucleus ipsilateral side). Sợi trục:
+ Đi thẳng lên đồi thị
+ Đến nhân parabrachial nucleus phía trên cầu não
+ Đi đến vùng hạ đồi
- Neuron thứ ba có thân nằm trong nhân bụng sau giữa của đồi thị (ventral posteromedial nucleus) và tận ở hồi sau trung tâm (postcentral gyrus) và vỏ thùy đảo gần khe bên (lateral fissure).
6. Bó dẫn truyền cảm giác thị giác:
- Neuron thứ nhất: Lớp võng mạc chứa các tế bào hình que và hình nón (rod and cone cells) nhận cảm ánh sáng. Từ đó truyền đến các tế bào hạch (ganglion cells) hình thành xung động thần kinh. Sợi trục từ các tế bào hạch mượn đường của thần kinh thị giác qua giao thoa thị đến tận ở thể gối ngoài (lateral geniculate).
- Neuron thứ hai từ thể gối ngoài theo đường của các tia thị (optic radiation) đến tận ở hai bên rãnh cựa, tạo ra bó gối-cựa (geniculocalcarine tract), tại vỏ cảm giác thị giác chính (vùng 17 Brodmann).
7. Hệ tiền đình (vestibular system): cảm giác về tư thế, thăng bằng, vị trí trong không gian
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân nằm trong hạch tiền đình (vestibular ganglion). Sợi nhánh nhận cảm giác từ thụ thể ở bóng ống bán khuyên (ampulla of semicircular ducts) – các TB lông (hair cells). Sợi trục từ hạch tiền đình theo dây TK tiền đình (1 phần của TK VIII auditory and vestibular nerve) về nhân tiền đình ở cầu não và vào tiểu não bằng cuống tiểu não dưới.
- Neuron thứ hai có thân ở nhân tiền đình:
+ Đường đi xuống: Sợi trục tạo 2 bó tiền đình sống giữa và tiền đình sống bên (medial and lateral vestibulospinal tract) xuống tủy sống và tận ở sừng trước.
Từ đây neuron vận động thứ ba đi ra giúp làm tăng trương lực các cơ duỗi (extensors) và ức chế các cơ gấp (flexors).
+ Đường đi lên: Sợi trục tạo thành bó dọc giữa (medial longitudinal fasciculus) và tận ở nhân vận nhãn (III), ròng rọc (IV), vận nhãn ngoài (VI).
- Từ đây neuron thứ ba đi ra theo TK III, IV, VI đến vận động cho nhãn cầu.
*Nghiệm pháp Doll’s eye: cho bệnh nhân xoay đầu để kiểm tra, nếu nhãn cầu di chuyển theo hướng ngược lại thì thân não (brain stem) bình thường. Nghiệm pháp này giúp kiểm tra bó dọc giữa.
8. Hệ thính giác (auditory system): dẫn truyền âm thanh
Gồm 5 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân nằm trong nhân ốc tai (spiral ganglion), sợi nhánh nhận cảm âm thanh từ ngoại biên. Sợi trục đi theo dây TK ốc tai (cochlear nerve), về nhân ốc tai (cochlear nuclei) ở cầu não.
- Neuron thứ hai có thân nằm trong nhân ốc tai, sợi trục tạo synapse với 2 nhân olive trên (superior olivary nucleus) ở hai bên.
- Neuron thứ ba có thân nằm trong nhân olive trên. Sợi trục tạo thành bó lateral lemniscus và đến tận ở lồi não dưới (inferior colliculus) thuộc trung não.
- Neuron thứ tư có thân nằm trong lồi não dưới. Sợi trục đi vòng qua lồi não trên đến thể gối giữa (medial geniculate body).
- Neuron thứ năm có thân nằm trong nhân thể gối giữa. Sợi trục theo hệ đồi thị - vỏ não (thalamocortical system) đến hồi thái dương ngang (transverse temporal gyrus)
9. Bó tủy tiểu não sau (dorsal spinocerebellar tract): dẫn truyền cảm giác bản thể từ thoi cơ, gân, khớp, cảm giác sờ tinh vi từ da
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở hạch rễ sau (dorsal root ganglion), nhận cảm giác bản thể từ thoi cơ, gân, khớp và cảm giác sờ từ da.
- Đối với thông tin từ phần thấp của cơ thể (lower body), sợi trục về nhân Clarke (nucleus dorsalis of Clarke) ở sừng sau tủy sống gần đường giữa. Neuron thứ hai từ nhân Clarke cho sợi trục đi lên theo bó tủy tiểu não sau cùng bên (dorsal spinocerebellar tract in ipsilateral side), vào trong cuống tiểu não dưới và tận ở thùy nhộng và thùy trước tiểu não.
- Đối với thông tin từ cổ và cực trên của cơ thể, sợi trục về nhân chêm và nhân thon ở cột sau.Neuron thứ hai theo bó chêm tiểu não (cuneocerebellar tract) vào tiểu não bằng cuống tiểu não dưới.
DẪN TRUYỀN VẬN ĐỘNG
10. Bó vỏ sống bên (lateral corticospinal tract):
Gồm 3 neuron:
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở chất xám thùy trán và thùy đỉnh (vùng vận động chính – primary motor area). Sợi trục đi vào nhánh sau của bao trong (posterior limb of internal capsule), đến trung não thì đi trong cuống não (cerebral peduncle) rồi đến cầu não và đến tháp hành (pyramid). Ở chỗ nối tháp hành và tủy sống, sợi trục bắt chéo và đi vào bó vỏ sống bên của tủy sống rồi vào sừng sau tủy sống.
Sợi trục này trên lâm sàng còn được gọi là neuron vận động trên (upper motor neuron)
- Neuron thứ hai (neuron trung gian) có thân nằm ở sừng sau tủy sống, sợi trục chạy ra sừng trước tủy sống.
- Neuron thứ ba có thân nằm ở sừng trước tủy sống, sợi trục theo rễ bụng ra ngoài vận động cho cơ.
Lưu ý: một số tài liệu không nhắc đến vai trò của neuron trung gian. Khi đó sợi trục của neuron thứ 1 đi trong bó vỏ sống bên và vào sừng trước tủy sống. Tại đây nó tạo synapse với neuron vận động cho các cơ.
11. Bó vỏ não – hành tủy (Corticobulbar tract): dẫn truyền vận động từ vỏ não đến nhân vận động của các dây TK sọ
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở chất xám thùy trán và thùy đỉnh (vùng vận động chính – primary motor area), mà chủ yếu xuất phát từ vùng chi phối vận động cho đầu, mặt, cổ (vùng gần khe bên – lateral fissure).
Sợi trục đi vào gối của bao trong (internal capsule genu), đến trung não thì đi trong cuống não (cerebral peduncle) rồi đến cầu não và đến tháp hành (pyramid).
· Để vận động cho mắt, sợi trục đến nhân lưới ở hành não và cầu não sau đó tận ở nhân TK III, IV, VI (thuộc trung não và cầu não) ở cả hai bên.
· Để nhăn trán (vận động cho cơ trán), sợi trục tận ở nhân mặt (facial nucleus both sides) TK VII (thuộc cầu não) ở cả 2 bên.
· Để cười (vận động cho cơ cười), sợi trục tận ở nhân mặt ở đối bên.
· Để lè lưỡi ra (vận cho cho cơ lưỡi), sợi trục tận ở nhân hạ thiệt đối bên (hypoglossal nucleus contralateral side) thuộc hành não.
Trên lâm sàng người ta còn gọi corticobulbar tract là neuron vận động dưới (lower motor neuron). Một tổn thương ở nhân mặt hoặc liệt dây TK VII sẽ dẫn đến tổn thương của lower motor neuron. Một tổn thương ở bao trong sẽ dẫn đến tổn thương của upper motor neuron (do corticospinal tract cũng đi qua bao trong).
- Neuron thứ hai từ nhân vận động của các dây TK sọ ra ngoài chi phối vận động cho các cơ.
12. Bó tiền đình sống (vestibulospinal tract): dẫn truyền vận động cho các cơ trục
- Neuron thứ nhất có thân nằm ở hạch tiền đình. Sợi nhánh nhận thông tin cảm giác từ ngoại biên: soan nang (utricle), cầu nang (saccule), bóng ống bán khuyên (ampulla of semicircular canals) theo dây TK tiền đình về nhân tiền đình ở hành não.
Mặt khác, một số sợi đi vào tiểu não qua cuống tiểu não dưới và tận ở lớp tế bào hạt (granule cell layer) của thùy nhung cục (flocculonodular lobe), gọi là các sợi rêu (mossy fibers). Các tế bào hạt kích thích các tế bào Purkinje. Đến lượt nó, tế bào Purkinje sẽ cho sợi trục tận ở nhân mái (fastigial nuclei). Cuối cùng từ nhân mái cho các sợi trục trở lại hành não đến tận ở nhân tiền đình.
- Từ nhân tiền đình bên cho sợi trục tạo thành bó tiền đình sống bên (lateral vestibulospinal tract) đến tận ở sừng trước tủy sống. Bó tiền đình sống bên ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động gấp của các cơ trục, giúp cho tư thế đứng vững. Tổn thương bó tiền đình sống bên gây ra tư thế gồng cứng mất não (decerebrate posture).
- Từ nhân tiền đình giữa cho các sợi trục theo bó dọc giữa (medial longitudinal fasciculus) đi lên đến chi phối vận động cho mắt. Ngoài ra các sợi trục này cũng có thể đi xuống tủy sống theo bó tiền đình sống giữa (medial vestibulospinal tract).
13. Bó vỏ-cầu-tiểu não (corticopontocerebellar tract):
- Neuron thứ nhất có sợi trục từ vùng vận động chính của vỏ não vào bao trong, đến tận ở cầu não.
- Neuron thứ hai từ cầu não bắt chéo vào trong tiểu não đối bên qua cuống tiểu não giữa, đến tận ở lớp tế bào Purkinje ở thùy bên.
- Neuron thứ ba từ lớp tế bào Purkinje này đến tận ở nhân răng (dentate nucleus).
- Neuron thứ tư từ nhân răng cho sợi trục qua cuống tiểu não trên bắt chéo đến nhân đỏ (red nucleus) và nhân bụng bên của đồi thị (ventrolateral nucleus) đối bên (tức là cùng bên với thông tin gửi từ vỏ não xuống ban đầu).
- Neuron thứ năm từ nhân bụng bên của đồi thị gửi thông tin trở về vùng vỏ não vận động.
Liên hệ lâm sàng: Tổn thương tiểu não mất vận động cùng bên, tổn thương vỏ não mất vận động đối bên.
Nhãn:
PHYSIOLOGY
Google Account Video Purchases
Vietnam
PROSTAGLANDIN VÀ THẬN
Bài viết này từ tác giả là bạn NGUYỄN THÀNH VINH, sinh viên lớp Y2011 KHOA Y ĐHQGHCM
Prostaglandin có nguồn gốc từ sự chuyển hóa acid arachidonic, đầu tiên được xúc tác bởi enzyme cyclooxygenase (COX).
Những hormon này được tổng hợp tại các vị trí khác nhau ở thận; bao gồm cầu thận và nội mô mạch máu, tế bào ống góp phần vỏ và phần tủy (phần vỏ ít hơn) và các tế bào khoảng kẽ phần tủy thận. Nhìn chung thì ống thận tổng hợp chủ yếu là PGE2, trong khi ở cầu thận thì tổng hợp cả PGE2 và prostacyclin. Prostaglandin ở thận có nhiều vai trò tại chỗ quan trọng, nhưng tác động hệ thống thì ít (do chúng bị chuyển đổi nhanh chóng trong tuần hoàn phổi).
Hai đồng dạng của enzyme COX đã được mô tả là: COX-1 (biểu hiện ở hầu hết các mô) và COX-2 (thường thì không thể phát hiện ở hầu hết các mô, nhưng nó tăng lên trong các giai đoạn viêm).
Phần trình bày này chỉ xét hoạt động ở thận của PGE2 và prostacyclin. Các dẫn xuất khác của acid arachidonic như là thromboxane B2, leukotriene (hình thành qua lộ trình lipoxygenase - LOX) và acid epoxyeicosatrienoic cũng có tác dụng trên thận nhưng về mặt ý nghĩa lâm sàng vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Thromboxan bìnhh thường có tỉ lệ sản xuất tương đối thấp và việc ức chế sự tổng hợp của nó sẽ có tác động trên chức năng thận. Thromboxan có thể gây co mạch và co các tế bào mesangial (là những tế bào cơ trơn biệt hóa quanh mạch máu thận), góp phần vào việc làm giảm mức lọc cầu thận và tăng thải protein thường thấy trong bệnh lý cầu thận.
Tác động trong thận có ý nghĩa lâm sàng quan trọng do việc sử dụng rỗng rãi thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Các thuốc NSAIDs truyền thống thì ức chế không chọn lọc COX-1 và COX-2, và hầu hết các trường hợp dưới đây đều có liên quan tới chúng. Ức chế chọc lọc COX-2, so với các tác nhân không chọn lọc, có tác dụng giảm đau và kháng viêm tương tự nhưng độc tính dạ dày tá tràng thấp hơn đáng kể.
COX-2 được biểu hiện ở mức độ thấp tại thận (tác động của nó lên chức năng thận ở người trưởng thành thì không rõ ràng), sự xuất hiện của nó đóng một vai trò quan trọng trong phát triển thận, như ở động vật nếu thiếu gen COX-2 sẽ dẫn đến loạn sản ống thận và các cầu thận chưa trưởng thành.
TÁC ĐỘNG
Prostaglandin ở thận tác động lên cả ống thận lẫn mạch máu. Những tác động này là kết quả từ sự kích hoạt các thụ thể khác nhau trên bề mặt tế bào, tất cả đều kết hợp protein G – GPCR. Sự hiện diện của các loại thụ thể khác nhau dẫn đến tác dụng khác nhau của cùng một prostaglandin.
1) Huyết động học thận:
Prostaglandin ở thận chủ yếu là yếu tố gây giãn mạch (ngoại trừ PGF2a và thromboxan). Khi ở trạng thái cơ bản, với tỉ lệ tiết tương đối thấp thì chúng không đóng vai trò điều hòa tưới máu thận. Sự tổng hợp tăng lên (chủ yếu trong cầu thận) là do các chất co mạch như angiotensin II, NE, vasopressin (tác động qua thụ thể V1) và endothelin. Những chất này khi gắn lên thụ thể, kích hoạt Gs, PLC, cắt PIP2 thành IP3 và DAG (chứa acid arachidonic), PLA2 cắt DAG tạo acid arachidonic. Tiếp theo là sự giãn mạch một phần bởi prosyaglandin giúp chống lại sự co mạch do tín hiệu thần kinh thể dịch --> giảm thiểu sự thiếu máu thận.
Tác động thực sự trên lâm sàng là các NSAIDs không chọn lọc không làm giảm tưới máu thận ở người bình thường, nhưng có thể gây thiếu máu cục bộ ở thận và có thể gây suy thận trên nền một tình trạng bệnh khác, đặc biệt là các rối loạn giảm thể tích (trong đó có sự tăng tiết angiotensin II và NE):
Khả năng gây suy thận cấp với NSAIDs có liên quan tới cường độ sự co mạch thận: Ở những bệnh nhân với tình trạng giữa natri đáng kể (và mức độ cao hơn các hormon nói trên) thường bị giảm nhiều mức lọc cầu thận nếu dùng NSAIDs (điều này có nghĩa là NSAIDs làm ức chế tổng hợp prostaglandin --> mạch máu thận vẫn trong tình trạng co nhiều (bởi như chúng ta biết thì trong tình trạng thiếu máu, các mạch máu ngoại vi phải co lại để đủ lượng máu cung cấp cho não và mạch vành và thận được xem là một cơ quan ngoại vi) --> giảm tưới máu thận, giảm lọc, tăng tái hấp thu/giữ nước).
Vẫn chưa rõ là liệu thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có gây một tác dụng bất lợi tương tự. Thử nghiệm lâm sàng đã không chứng minh được là có sự thay đổi đáng kể trong chức năng thận.
2) Huyết động học hệ thống:
Hoạt động giãn mạch của prostaglandin ở thận còn làm giảm kháng lực hệ thống. Vì vậy việc dùng thuốc NSAID không chọn lọc trên bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị với thuốc lợi tiểu, thuốc khóa thụ thể beta hay thuốc ức chế men chuyển có thể gây tăng huyết áp trung bình từ 3-5 mmHg (một số bệnh nhận tăng 5-10 mmHg). Sự tăng kháng lực mạch máu do NSAIDs có thể gây thêm một số bất lợi đối với bệnh nhân suy tim tiến triển (sự tăng hậu tải trong trường hợp này có thể dãn đến sự giảm co bóp và cung lượng tim).
3) Sự tiết renin:
Kích thích tiết renin là do thụ thể áp lực ở động mạch đến ở cầu thận và các tế bào macula densa ở phần đầu ống lượn xa (qua trung gian tổng hợp prostaglandin tại chỗ).
Những đáp ứng này bị khóa bởi NSAIDs do ức chế tổng hợp prostaglandin(giảm tiết renin và ức chế sự chuyển angiotensinogen thành angiotensin I --> giảm tạo angiotensin II [chất này lại là chất đóng vai trò kích thích chính sự tiết aldosteron] --> giảm aldosteron) có thể dẫn tới tình trạng thiếu renin - thiếu aldosteron (hyporeninemic hypoaldosteronism) và giảm thải K+ trong nước tiểu --> tăng nồng độ K+ huyết tương (hyperkalemia, 0.2mEq/L ở người bình thường, 0.6mEq/L ở bệnh nhân suy thận).
4) Đối kháng tác dụng của ADH:
ADH gây tăng sản xuất prosaglandin thận, chống lại tác động lên áp suất thủy tĩnh và trên mạch máucủa ADH (sự liên quan lâm sàng của mối quan hệ này thì không chắc chắn). Việc dùng NSAIDs cho những người mất chức năng ức chế của prostaglandin có thể dẫn tới việc tăng tái hấp thu nước do ADH và tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu (có thể trên 200 mosmol/kg). Việc giữ nước sau đó có thể gây nên tình trạng giảm nồng độ Na+ huyết tương (hyponatremia). Điều này xảy ra khi có sự phóng thích ADH quá mức, không thể “đàn áp” được (nonsuppressible) (trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn hay hội chứng tiết ADH không thích hợp – the syndrome of inappropriate ADH secretion). Tuy nhiên ở những người bình thường khi bắt đầu có sự tăng nồng độ Na+ huyết tương sẽ có cơ chế gây giảm tiết ADH, do đó giảm khả năng giữ nước.
5) Sự thải Na+:
Prostaglandin thận cũng có thể có tác động lên lợi tiểu, bằng cách giảm tái hấp thu Na+ ở phần dày nhánh lên quai Henle. Một điều đặc biệt ở đây là phát hiện này được áp dụng ở người như thế nào vì thực ra là có sự khác nhau giữa các loài (ví dụ PGE2 có tác dụng ức chế tái hấp thu Na+ ở ống góp phần vỏ ở thỏ, nhưng không có ở chuột).
Prostaglandin thúc đẩy việc thải Na+ chỉ trong trường hợp tỉ lệ sản xuất của chúng tăng lên. Vì vậy prostaglandin ít có tác động ở trạng thái cơ bản, nhưng lại có vai trò ở trạng thái giảm thể tích máu (hypovolemic), chúng điều biến việc giữ Na. Do đó, việc ức chế tổng hợp prostaglandin với NSAIDs có thể thúc đẩy sự giữ lại Na+ (theo hai cách là giảm mức lọc cầu thận và tăng tái hấp thu ống thận). Những tác dụng này cũng có thể làm hạn chế khả năng đáp ứng ở bệnh nhân phù nề dùng thuốc lợi tiểu.
Ngoài ra để điều hòa sự thải Na+, prostaglandin sản xuất ở phần tủy có thể giúp bảo vệ các tế bào phần dày nhành lên quai Henle chống lại các tổn thương do thiếu máu cục bộ khi bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn. Phần tủy bình thường có PO2 rất thấp (một phần do cơ chế trao đổi ngược dòng của oxy trong vasa recta), càng trầm trọng hơn nếu như tưới máu thận bị giảm trong tình trạng giảm thể tích tuần hoàn. Bằng cách làm giảm tái hấp thu NaCl ở đây, prostaglandin làm giảm nhu cầu năng lượng cho tế bào vì vậy có thể chịu đựng tốt hơn tình trạng giảm oxy phân phối.
Prostaglandin có nguồn gốc từ sự chuyển hóa acid arachidonic, đầu tiên được xúc tác bởi enzyme cyclooxygenase (COX).
Những hormon này được tổng hợp tại các vị trí khác nhau ở thận; bao gồm cầu thận và nội mô mạch máu, tế bào ống góp phần vỏ và phần tủy (phần vỏ ít hơn) và các tế bào khoảng kẽ phần tủy thận. Nhìn chung thì ống thận tổng hợp chủ yếu là PGE2, trong khi ở cầu thận thì tổng hợp cả PGE2 và prostacyclin. Prostaglandin ở thận có nhiều vai trò tại chỗ quan trọng, nhưng tác động hệ thống thì ít (do chúng bị chuyển đổi nhanh chóng trong tuần hoàn phổi).
Hai đồng dạng của enzyme COX đã được mô tả là: COX-1 (biểu hiện ở hầu hết các mô) và COX-2 (thường thì không thể phát hiện ở hầu hết các mô, nhưng nó tăng lên trong các giai đoạn viêm).
Phần trình bày này chỉ xét hoạt động ở thận của PGE2 và prostacyclin. Các dẫn xuất khác của acid arachidonic như là thromboxane B2, leukotriene (hình thành qua lộ trình lipoxygenase - LOX) và acid epoxyeicosatrienoic cũng có tác dụng trên thận nhưng về mặt ý nghĩa lâm sàng vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Thromboxan bìnhh thường có tỉ lệ sản xuất tương đối thấp và việc ức chế sự tổng hợp của nó sẽ có tác động trên chức năng thận. Thromboxan có thể gây co mạch và co các tế bào mesangial (là những tế bào cơ trơn biệt hóa quanh mạch máu thận), góp phần vào việc làm giảm mức lọc cầu thận và tăng thải protein thường thấy trong bệnh lý cầu thận.
Tác động trong thận có ý nghĩa lâm sàng quan trọng do việc sử dụng rỗng rãi thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Các thuốc NSAIDs truyền thống thì ức chế không chọn lọc COX-1 và COX-2, và hầu hết các trường hợp dưới đây đều có liên quan tới chúng. Ức chế chọc lọc COX-2, so với các tác nhân không chọn lọc, có tác dụng giảm đau và kháng viêm tương tự nhưng độc tính dạ dày tá tràng thấp hơn đáng kể.
COX-2 được biểu hiện ở mức độ thấp tại thận (tác động của nó lên chức năng thận ở người trưởng thành thì không rõ ràng), sự xuất hiện của nó đóng một vai trò quan trọng trong phát triển thận, như ở động vật nếu thiếu gen COX-2 sẽ dẫn đến loạn sản ống thận và các cầu thận chưa trưởng thành.
TÁC ĐỘNG
Prostaglandin ở thận tác động lên cả ống thận lẫn mạch máu. Những tác động này là kết quả từ sự kích hoạt các thụ thể khác nhau trên bề mặt tế bào, tất cả đều kết hợp protein G – GPCR. Sự hiện diện của các loại thụ thể khác nhau dẫn đến tác dụng khác nhau của cùng một prostaglandin.
1) Huyết động học thận:
Prostaglandin ở thận chủ yếu là yếu tố gây giãn mạch (ngoại trừ PGF2a và thromboxan). Khi ở trạng thái cơ bản, với tỉ lệ tiết tương đối thấp thì chúng không đóng vai trò điều hòa tưới máu thận. Sự tổng hợp tăng lên (chủ yếu trong cầu thận) là do các chất co mạch như angiotensin II, NE, vasopressin (tác động qua thụ thể V1) và endothelin. Những chất này khi gắn lên thụ thể, kích hoạt Gs, PLC, cắt PIP2 thành IP3 và DAG (chứa acid arachidonic), PLA2 cắt DAG tạo acid arachidonic. Tiếp theo là sự giãn mạch một phần bởi prosyaglandin giúp chống lại sự co mạch do tín hiệu thần kinh thể dịch --> giảm thiểu sự thiếu máu thận.
Tác động thực sự trên lâm sàng là các NSAIDs không chọn lọc không làm giảm tưới máu thận ở người bình thường, nhưng có thể gây thiếu máu cục bộ ở thận và có thể gây suy thận trên nền một tình trạng bệnh khác, đặc biệt là các rối loạn giảm thể tích (trong đó có sự tăng tiết angiotensin II và NE):
Khả năng gây suy thận cấp với NSAIDs có liên quan tới cường độ sự co mạch thận: Ở những bệnh nhân với tình trạng giữa natri đáng kể (và mức độ cao hơn các hormon nói trên) thường bị giảm nhiều mức lọc cầu thận nếu dùng NSAIDs (điều này có nghĩa là NSAIDs làm ức chế tổng hợp prostaglandin --> mạch máu thận vẫn trong tình trạng co nhiều (bởi như chúng ta biết thì trong tình trạng thiếu máu, các mạch máu ngoại vi phải co lại để đủ lượng máu cung cấp cho não và mạch vành và thận được xem là một cơ quan ngoại vi) --> giảm tưới máu thận, giảm lọc, tăng tái hấp thu/giữ nước).
Vẫn chưa rõ là liệu thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có gây một tác dụng bất lợi tương tự. Thử nghiệm lâm sàng đã không chứng minh được là có sự thay đổi đáng kể trong chức năng thận.
2) Huyết động học hệ thống:
Hoạt động giãn mạch của prostaglandin ở thận còn làm giảm kháng lực hệ thống. Vì vậy việc dùng thuốc NSAID không chọn lọc trên bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị với thuốc lợi tiểu, thuốc khóa thụ thể beta hay thuốc ức chế men chuyển có thể gây tăng huyết áp trung bình từ 3-5 mmHg (một số bệnh nhận tăng 5-10 mmHg). Sự tăng kháng lực mạch máu do NSAIDs có thể gây thêm một số bất lợi đối với bệnh nhân suy tim tiến triển (sự tăng hậu tải trong trường hợp này có thể dãn đến sự giảm co bóp và cung lượng tim).
3) Sự tiết renin:
Kích thích tiết renin là do thụ thể áp lực ở động mạch đến ở cầu thận và các tế bào macula densa ở phần đầu ống lượn xa (qua trung gian tổng hợp prostaglandin tại chỗ).
Những đáp ứng này bị khóa bởi NSAIDs do ức chế tổng hợp prostaglandin(giảm tiết renin và ức chế sự chuyển angiotensinogen thành angiotensin I --> giảm tạo angiotensin II [chất này lại là chất đóng vai trò kích thích chính sự tiết aldosteron] --> giảm aldosteron) có thể dẫn tới tình trạng thiếu renin - thiếu aldosteron (hyporeninemic hypoaldosteronism) và giảm thải K+ trong nước tiểu --> tăng nồng độ K+ huyết tương (hyperkalemia, 0.2mEq/L ở người bình thường, 0.6mEq/L ở bệnh nhân suy thận).
4) Đối kháng tác dụng của ADH:
ADH gây tăng sản xuất prosaglandin thận, chống lại tác động lên áp suất thủy tĩnh và trên mạch máucủa ADH (sự liên quan lâm sàng của mối quan hệ này thì không chắc chắn). Việc dùng NSAIDs cho những người mất chức năng ức chế của prostaglandin có thể dẫn tới việc tăng tái hấp thu nước do ADH và tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu (có thể trên 200 mosmol/kg). Việc giữ nước sau đó có thể gây nên tình trạng giảm nồng độ Na+ huyết tương (hyponatremia). Điều này xảy ra khi có sự phóng thích ADH quá mức, không thể “đàn áp” được (nonsuppressible) (trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn hay hội chứng tiết ADH không thích hợp – the syndrome of inappropriate ADH secretion). Tuy nhiên ở những người bình thường khi bắt đầu có sự tăng nồng độ Na+ huyết tương sẽ có cơ chế gây giảm tiết ADH, do đó giảm khả năng giữ nước.
5) Sự thải Na+:
Prostaglandin thận cũng có thể có tác động lên lợi tiểu, bằng cách giảm tái hấp thu Na+ ở phần dày nhánh lên quai Henle. Một điều đặc biệt ở đây là phát hiện này được áp dụng ở người như thế nào vì thực ra là có sự khác nhau giữa các loài (ví dụ PGE2 có tác dụng ức chế tái hấp thu Na+ ở ống góp phần vỏ ở thỏ, nhưng không có ở chuột).
Prostaglandin thúc đẩy việc thải Na+ chỉ trong trường hợp tỉ lệ sản xuất của chúng tăng lên. Vì vậy prostaglandin ít có tác động ở trạng thái cơ bản, nhưng lại có vai trò ở trạng thái giảm thể tích máu (hypovolemic), chúng điều biến việc giữ Na. Do đó, việc ức chế tổng hợp prostaglandin với NSAIDs có thể thúc đẩy sự giữ lại Na+ (theo hai cách là giảm mức lọc cầu thận và tăng tái hấp thu ống thận). Những tác dụng này cũng có thể làm hạn chế khả năng đáp ứng ở bệnh nhân phù nề dùng thuốc lợi tiểu.
Ngoài ra để điều hòa sự thải Na+, prostaglandin sản xuất ở phần tủy có thể giúp bảo vệ các tế bào phần dày nhành lên quai Henle chống lại các tổn thương do thiếu máu cục bộ khi bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn. Phần tủy bình thường có PO2 rất thấp (một phần do cơ chế trao đổi ngược dòng của oxy trong vasa recta), càng trầm trọng hơn nếu như tưới máu thận bị giảm trong tình trạng giảm thể tích tuần hoàn. Bằng cách làm giảm tái hấp thu NaCl ở đây, prostaglandin làm giảm nhu cầu năng lượng cho tế bào vì vậy có thể chịu đựng tốt hơn tình trạng giảm oxy phân phối.
Nhãn:
PHYSIOLOGY
Google Account Video Purchases
Vietnam
KHÁI LUẬN VỀ PROSTAGLANDIN
Bài viết này từ tác giả là bạn NGUYỄN VĂN TIẾN, sinh viên lớp Y2011 Khoa Y ĐHQGHCM
1. Tổng hợp Prostaglandins:
Đầu tiên acid arachidonic (AA) được hoạt hóa bởi PLA2 từ màng phospholipids. AA tạo thành được men LOX hoặc COX tổng hợp thành các EICOSANOSIDs.
Eicosanosids gồm 4 nhóm là thromboxane, leukotrienes, prostacyclin và PROSTAGLANDINS. 2 isozymes chuyển AA thành prostaglandin endopeoxides. PGH synthase-1 (COX-1) biểu hiện chủ yếu ở hầu hết tế bào, PGH synthase-2 (COX-2) là cảm ứng, biểu hiện phụ thuộc vào tín hiệu kích thích nó là gì và tác động nhanh tức thì vào biểu hiện gene.
COX-1 tạo ra các ‘’housekeeping’ như ở đề cập đến, nó bảo vệ tế bào biểu mô, nhưng trái lại COX-2 là nguồn prostanoids trong viêm và ung thư.
2. Phân loại:
Có 4 loại prostaglandin như trên: PGD2, PGE2, PGF2α và PGI2. Ngoài ra còn có 15d-PGJ2 là prostaglandins mới được khám phá.
3. Cơ chế phân tử:
Có 3 nhóm như sau
- Đầu tiên, nhóm gây giãn là EP2, EP4, IP và DP1 bằng cách tăng lượng cAMP tạo ra trong tế bào.
- Thứ 2, nhóm gây co cơ gồm EP1, FP và TP bằng cách tăng nồng độ Ca++ nội bào.
- Và thứ 3, chỉ có EP3, nó đồng thời làm giảm lượng cAMP tế bào và tăng lượng Ca++.
Hoạt động của các thụ thể
-TPα và TPβ receptor qua Gq hoạt hóa lộ trình PLC-IP3-Ca++. Hoạt hóa TP receptor làm hoạt hóa hoặc ức chế AC qua Gs(TPα) hoặc Gi(TPβ). Hơn nữa qua TP nó còn hoạt hóa ERK và Rho pathway qua Gq12/23 và G16. TP hiện diện ở tiểu cầu, mạch máu, phổi, thận, tim, tuyến ức, lách.
-IP là Gs, kích hoạt AC làm tăng cAMP biểu hiện ở mo thận, phổi, cột sống, gan, mạch máu và tim.
-DP1 giống với IP là 1 Gs. Nó biểu hiện ở phổi, dạ dày, tử cung, bạch cầu, CNS. DP2 lại là một Gq hoạt hóa lộ trình IP3, có ở bạch cầu, não, tim, lách, ruột).
-EP2 và EP4 là Gs hoạt hóa AC. EP1 không phải là G-proteinm có thể hoạt hóa lộ trình IP3. EP3 có thể hoạt hóa Gi→bất hoạt AC, và cũng có 1 isoform nào đó hoạt hóa Gs hoặc G12/23.
EP1 và EP2 phân phối giới hạn hơn so với EP3 và EP4.
-FPA và FPB là Gq protein→ tăng Ca++ nội bào và hoạt hóa PKC. Thêm vào đó kích hoạt FP con hoạt hóa Rho, dẫn đến hình thành actin stress fibers….
Tóm lại:
Tài liệu tham khảo:
KATZUNG ' BASIC & CLINICAL PHARMACOLOGY
GOODMAN&GILMAN PHARMACOLOGY_2011
1. Tổng hợp Prostaglandins:
Đầu tiên acid arachidonic (AA) được hoạt hóa bởi PLA2 từ màng phospholipids. AA tạo thành được men LOX hoặc COX tổng hợp thành các EICOSANOSIDs.
Eicosanosids gồm 4 nhóm là thromboxane, leukotrienes, prostacyclin và PROSTAGLANDINS. 2 isozymes chuyển AA thành prostaglandin endopeoxides. PGH synthase-1 (COX-1) biểu hiện chủ yếu ở hầu hết tế bào, PGH synthase-2 (COX-2) là cảm ứng, biểu hiện phụ thuộc vào tín hiệu kích thích nó là gì và tác động nhanh tức thì vào biểu hiện gene.
COX-1 tạo ra các ‘’housekeeping’ như ở đề cập đến, nó bảo vệ tế bào biểu mô, nhưng trái lại COX-2 là nguồn prostanoids trong viêm và ung thư.
2. Phân loại:
Có 4 loại prostaglandin như trên: PGD2, PGE2, PGF2α và PGI2. Ngoài ra còn có 15d-PGJ2 là prostaglandins mới được khám phá.
3. Cơ chế phân tử:
Có 3 nhóm như sau
- Đầu tiên, nhóm gây giãn là EP2, EP4, IP và DP1 bằng cách tăng lượng cAMP tạo ra trong tế bào.
- Thứ 2, nhóm gây co cơ gồm EP1, FP và TP bằng cách tăng nồng độ Ca++ nội bào.
- Và thứ 3, chỉ có EP3, nó đồng thời làm giảm lượng cAMP tế bào và tăng lượng Ca++.
Hoạt động của các thụ thể
-TPα và TPβ receptor qua Gq hoạt hóa lộ trình PLC-IP3-Ca++. Hoạt hóa TP receptor làm hoạt hóa hoặc ức chế AC qua Gs(TPα) hoặc Gi(TPβ). Hơn nữa qua TP nó còn hoạt hóa ERK và Rho pathway qua Gq12/23 và G16. TP hiện diện ở tiểu cầu, mạch máu, phổi, thận, tim, tuyến ức, lách.
-IP là Gs, kích hoạt AC làm tăng cAMP biểu hiện ở mo thận, phổi, cột sống, gan, mạch máu và tim.
-DP1 giống với IP là 1 Gs. Nó biểu hiện ở phổi, dạ dày, tử cung, bạch cầu, CNS. DP2 lại là một Gq hoạt hóa lộ trình IP3, có ở bạch cầu, não, tim, lách, ruột).
-EP2 và EP4 là Gs hoạt hóa AC. EP1 không phải là G-proteinm có thể hoạt hóa lộ trình IP3. EP3 có thể hoạt hóa Gi→bất hoạt AC, và cũng có 1 isoform nào đó hoạt hóa Gs hoặc G12/23.
EP1 và EP2 phân phối giới hạn hơn so với EP3 và EP4.
-FPA và FPB là Gq protein→ tăng Ca++ nội bào và hoạt hóa PKC. Thêm vào đó kích hoạt FP con hoạt hóa Rho, dẫn đến hình thành actin stress fibers….
Tóm lại:
Tài liệu tham khảo:
KATZUNG ' BASIC & CLINICAL PHARMACOLOGY
GOODMAN&GILMAN PHARMACOLOGY_2011
Nhãn:
PHYSIOLOGY
Google Account Video Purchases
Vietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)