Dạ dày là 1 phần của ống tiêu hoá mà có chức năng chính là lưu trữ tạm thời thức ăn. Ngoài ra dạ dày còn tiết enzyme tiêu hoá sơ bộ protein và axit HCl để khởi đầu quá trình tiêu hoá protein. Câu hỏi đặt ra ở đây là: làm cách nào dạ dày lại không bị phá huỷ bởi chính chất tiết của nó (HCl, pepsin)?
a) Các yếu tố bảo vệ:
+ Lớp chất nhầy: có thành phần là chủ yếu là mucin (glycoprotein cao phân tử), phospholipids, chất điện giải và nước (chiếm 95%). Lớp chất nhầy này được tiết ra từ 3 loại tế bào tiết nhầy khác nhau là surface mucous cells (trên bề mặt dạ dày), mucous neck cells (ở vị trí mà gastric pit nối liền với gastric gland)glandular mucous cells (ở gastric gland trong hang vị). Nhiệm vụ của nó là hình thành một hàng rào bảo vệ, ngăn cách biểu mô dạ dày với chất phá huỷ.
+ HCO3- : được tiết ở cả tế bào biểu mô thân vị và hang vị. Mặc dù sự tiết HCO3- là thấp so với sự tiết axit, nhưng HCO3- đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì pH lớp chất nhầy ~ 7.0. Chúng trung hoà axit khuếch tán vào lớp nhầy trước khi axit có thể “chạm tới” tế bào biểu mô. Hơn thế nữa, nếu pepsin “chui vào” lớp nhầy này, nó sẽ bị bất hoạt (inactivated) bởi vì đây là môi trường kiềm (nồng độ HCO3- cao).
+ Prostaglandins: đóng vai trò chính trong việc duy trì tình trạng nguyên vẹn của lớp chất nhầy (lớp nhầy liên tục bị bào mòn và được tái tạo liên tục – chúng không “tĩnh” – static). Ví dụ, prostaglandins ngăn chặn hay làm đảo ngược tổn thương thứ phát gây ra bởi salicylates, muối mật và ethanol. Hiệu quả bảo vệ của prostaglandins là kết quả của nhiều hoạt động bao gồm khả năng ức chế sự tiết axit, kích thích tiết cả HCO3- và chất nhầy, tăng lưu lượng máu đến niêm mạc, làm giảm nhẹ đáp ứng viêm tại chỗ gây ra bởi axit và tái tạo tế bào biểu mô dạ dày.
+ Mucosal blood flow (lưu lượng máu đến niêm mạc): đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho quá trình tái tạo lại tế bào bị phá huỷ, cũng như loại bỏ các chất độc hại trong quá trình chuyển hoá.
+ Growth factors (yếu tố tăng trưởng): bao gồm EGF (Epidermal Growth Factor), TGF (Transforming Growth Factor) α và FGF (Fibroblast Growth Factor) điều biến quá trình phục hồi.
*Nếu tế bào biểu mô dạ dày chỉ bị phá huỷ ít, các tế bào bên cạnh vết thương đó có thể di trú qua bù đắp lại, phục hồi lại vết thương đó (restitution). Nhưng nếu sự phá huỷ lớn mà sự bù đắp không hiệu quả thì cần phải gia tăng sản sinh tế bào (proliferation). Lúc này prostaglandins và EGF, TGF-α sẽ điều hoà quá trình đó.
b) Các yếu tố tấn công:
+ H+ và pepsin: Khi bị kích thích, tế bào thành (parietal cell) tiết 1 dung dịch axit mà chứa khoảng 160mmol/l HCl (pH của dung dịch này ~ 0.8!). Khi pepsinogen đầu tiên được tiết ra, nó chưa có tác dụng tiêu hoá protein ngay. Tuy nhiên, ngay khi tiếp xúc với dung dịch axit HCl, nó biến thành dạng hoạt động là pepsin. Chức năng của pepsin là tiêu hoá trực tiếp protein thành các chuỗi peptide nhỏ hơn để các enzyme tiếp theo của tuỵ làm việc dễ dàng hơn.
Thử tưởng tượng, nếu dạ dày không có được cơ chế bảo vệ liên tục, liệu nó có thể “trụ vững” trước 2 “sát thủ” này không!!!
+ Ngoài ra còn có các tác nhân tấn công dạ dày khác, mà tiêu biểu nhất có lẽ là Helicobacter pylori (Hp).
Sau khi xâm nhập cơ thể, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Không những thế chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. (*)
+ Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): Nhắc lại một chút, như đã nói ở trên,prostaglandins đóng vai trò chính trong việc sửa chữa, duy trì lớp chất nhầy. Prostaglandins có nguồn gốc từ arachidonic acid trên màng tế bào.
Enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandins là cyclooxygenase (COX). Nó có 2 đồng dạng là COX-1và COX-2.
Enzyme COX-1 được biểu lộ trong các mô, bao gồm dạ dày, tiểu cầu, thận và các tế bào nội mô. Phân tử đồng dạng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của chức năng thận, tập kết tiểu cầu, và sự nguyên vẹn của lớp nhầy ống tiêu hoá (vì chúng sinh tổng hợp prostaglandins mà có nhiệm vụ duy trì lớp nhầy).
Ngược lại enzyme COX-2 được biểu lộ khi có kích thích viêm, tổng hợp PGI2, PGE2 -> đáp ứng viêm. Chúng có trong đại thực bào (macrophage), bạch cầu (leukocyte), nguyên bào sợi (fibroblast) và những tế bào hoạt dịch (synovial cells).
Mặt lợi ích của thuốc NSAIDs là ức chế COX-2 trong mô viêm. Nhưng đồng thời nó cũng ức chế luôn COX-1, dẫn đến loét niêm mạc ống tiêu hoá hay rối loạn chức năng thận. Vì thế người ta đã chế tạo ra loạithuốc NSAIDs có tính chọn lọc cao với COX-2, tăng lợi ích làm giảm đáp ứng viêm và thu hẹp khả năng tổn hại ống tiêu hoá. Thế nhưng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 đó lại có tác hại lên hệ tim mạch, làm tăngnguy cơ nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).
Thêm một chút về sinh tổng hợp acid arachidonic:
Trong tế bào, acid arachidonic không tồn tại ở dạng acid béo tự do mà chủ yếu được este hoá trên màng phospholipids, phần lớn là trong hợp chất phosphatidylcholine và phosphatidylethanolamine. Acid arachidonic được tạo ra bằng cách: enzyme phospholipase A2 thuỷ phân liên kết este ở vùng “cleavage site”.
+ Stress: ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhiều xáo trộn sinh lý trong cơ thể (có thể gây tăng tiết acid dạ dày dẫn đến loét dạ dày…)
+ Smoking (hút thuốc), alcohol (uống rượu): trong khói thuốc và rượu có nhiều chất độc hại, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét, gây đáp ứng viêm với những tế bào dưới niêm mạc, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dạ dày.
Sự cân bằng giữa 2 yếu tố bảo vệ và tấn công phía trên giúp dạ dày “an toàn” trong điều kiện khắc nghiệt (pH trong lòng dạ dày có thể bằng 1 hoặc thấp hơn).
Tuy nhiên khi lớp nhầy bảo vệ biến mất (1) hay tiết quá nhiều H+ và pepsin (2) hoặc cả (1) và (2) thì sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày, tá tràng (tuỳ theo vị trí giải phẫu mà loét có thể ở dạ dày, tá tràng hoặc cả hai).
Nguồn trích dẫn:
(*)http://www.bvdaihoc.com.vn/bv/news.asp?bvdh.umc=Details&action=109
Harrison's Principles of Internal Medicine 18th. Part 14 Disorders of the Gastrointestinal System.
Ganong's Review of Medical Physiology, 23rd 2010 (LANGE Basic Science)
Medical Physiology, Walter F.Boron, Emile L.Boulpaep
chữa hôi miệng nhanh nhất
Trả lờiXóachữa trào ngược dạ dày thực quản
chữa trào ngược dạ dày thực quản
chữa trào ngược dạ dày thực quản
chữa trào ngược dạ dày thực quản
chữa trào ngược dạ dày thực quản
chữa trào ngược dạ dày thực quản