Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

PHÂN TÍCH SỰ RỐI LOẠN ACID-BASE

VÍ DỤ:
Đây là 1 case Khí máu động mạch nhưng mình chỉ xin phép được bàn riêng về vấn đề có liên quan: Rối loạn acid-base.

A 68 year-old man with a history of very severe COPD (FEV1 ~ 1.0L, < 25% predicted) and chronic carbon dioxide retention (Baseline PCO2 58) presents to the emergency room complaining of worsening dyspnea and an increase in the frequency and purulence of his sputum production over the past 2 days. His oxygen saturation is 78% on room air.
Before he is place on supplemental oxygen, a room air arterial blood gas is drawn and reveals: pH 7.25, PaCO2 68, PO2 48, HCO3- 31.

(1 người đàn ông 68 tuổi tiền căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất nặng (FEV1 ~ 1.0L, < 25% dự đoán) và ứ khí CO2 mạn tính (trị số PCO2 căn bản là 58) nhập cấp cứu vì khó thở ngày càng nhiều, tăng số lần và tính chất đàm có mủ hơn 2 ngày qua. Độ bão hòa oxy 78% trong điều kiện khí phòng. Trước khi được thở oxy, kết quả khí máu động mạch như sau: pH 7.25, PaCO2 68, PO2 48, HCO3- 31)

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN: Trả lời các câu hỏi sau

1. pH của máu động mạch là gì? Là trạng thái pH bình thường, toan hoá hay kiềm hoá?

pH = 7.25 có tình trạng toan hóa

2. Nó là rối loạn chuyển hoá hay hô hấp và quá trình là nhiễm toan hay nhiễm kiềm?

Dựa vào lâm sàng ta thấy bệnh nhân có tiền căn COPD nặng, ứ CO2 mạn tính do đó rối loạn ở đây là rối loạn hô hấp và quá trình là nhiễm toan do pH giảm.

3. Đáp ứng bù ở đây là gì?

Đáp ứng bù ở đây có thể là kiềm chuyển hóa (do có sự tăng HCO3- 31 mEq/L)

Xét đáp ứng bù trừ của HCO3-
Nguồn: Linda S.Costanzo, Physiology, 4th edn, Elsevier Saunders, 2010:
Table 7-3, page 315

Như vậy:
Cứ PaCO2 tăng 10mmHg thì HCO3- tăng 4 mEq/L
Mà PaCO2 tăng 28mmHg sẽ tương ứng với HCO3- tiên đoán tăng 11.2 mEq/L.
Vậy để bù đủ thì nồng độ HCO3- phải là 35.2 mEq/L trong khi nồng độ HCO3- thực tế là 31mEq/L.
Vậy ở đây kiềm chuyển hóa bù cho toan hô hấp nhưng chưa đủ nên pH vẫn thấp hơn giá trị bình thường.

KẾT LUẬN

Trong case trên, bệnh nhân COPD nặng nhiễm toan hô hấp có bù nhưng chưa bù đủ vì thời gian 2 ngày có thể là không đủ để thận bù trừ bằng cách tăng tái hấp thu HCO3-, tăng bài tiết H+ và tăng tạo mới HCO3-, hoặc có thể do tình trạng nhiễm toan của bệnh nhân đã quá nặng nên thận không còn khả năng bù hiệu quả nữa, dẫn đến dù HCO3- có tăng nhưng pH máu vẫn còn thấp hơn giá trị bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét