Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

GIẢI PHẪU HỌC HỆ TIẾT NIỆU - BÀNG QUANG

-Là một khối cơ đàn hồi, thể tích không hằng định, từ 250-300mL (dạng hình tháp) đến 2-3L (dạng hình bầu dục)
-Nằm ngay phía sau và trên khớp mu, tạng gần da nhất
-Tạng nằm dưới phúc mạc, được phúc mạc phủ mặt trên

a) Hình thể ngoài:
-Bàng quang có dạng tứ diện tam giác:
+ 1 mặt trên: phúc mạc che phủ toàn bộ
+ 1 mặt đáy: phúc mạc phủ phần trên, liên quan phía sau với niệu quản
· Ở nữ, phía sau trên là tử cung, phía sau dưới là âm đạo. Phúc mạc tạo thành túi cùng bàng quang – tử cung
· Ở nam, phía sau trên là bóng ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng, phía dưới là tiền liệt tuyến. Phúc mạc tạo thành túi cùng bàng quang – trực tràng (túi cùng Douglas)
+ 2 mặt dưới bên: phúc mạc phủ phần trên, chỗ giao nhau của 2 mặt liên quan với xương mu, khớp mu, lớp mỡ và đám rối TM bàng quang
+ 1 đỉnh: nơi giao của mặt trên và 2 mặt dưới bên, có dây chằng rốn giữa (ống niệu rốn) treo bàng quang vào rốn
+ 1 cổ bàng quang: có lỗ niệu đạo trong

b) Hình thể trong:
-Mặt trong có các nếp niêm mạc xếp nếp khi bàng quang rỗng. Khi bàng quang căng nếp niêm mạc mất đi.
-Tam giác bàng quang:
+Giới hạn bởi 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong
+Phía sau dưới thành bàng quang
+Có nếp niêm mạc bám chặt vào lớp cơ nên trơn láng và không xếp nếp. Là vùng không di động khi bàng quang co rút hoặc giãn nở
+Có cơ thắt niệu đạo trong



c) Các phương tiện cố định bàng quang:

-Cổ bàng quang gắn vào hoành chậu hông
-Phía dưới là tiền liệt tuyến và niệu đạo cố định vào hoành niệu dục
-Dây chằng mu tiền liệt (nam) và dây chằng mu bàng quang (nữ)
-Dây chằng rốn giữa (ống niệu rốn) và ĐM rốn đã bít (dây chằng rốn trong) cố định bàng quang vào thành bụng trước

d) Mạch máu bàng quang:
· ĐM bàng quang xuất phát từ ĐM chậu trong
-nhánh bàng quang ĐM bịt
-ĐM bàng quang trên: cấp máu mặt trên và 1 phần mặt dưới bên
-ĐM bàng quang dưới: phần dưới mặt dưới bên
-nhánh bàng quang ĐM trực tràng giữa
-nhánh bàng quang ĐM thẹn trong
· Các TM bàng quang tạo thành đám rối trước bàng quang -> TM chậu trong

- MÔ HỌC
Bàng quang cũng được tạo thành từ 3 lớp:
+ Lớp trong cùng là lớp niệu mạc (mucosa), gồm có transitional epithelium và lamina propria
+ Lớp cơ giữa gồm có 3 lớp sợi cơ trơn: the inner longitudinal, middle circular, and outer longitudinal layers
+ Lớp ngoài cùng là lớp thanh mạc (một lớp của phúc mạc)
- Sự tống nước tiểu ra khỏi bàng quang được gọi là micturition (sự đi tiểu) ngoài ra còn gọi làurination hay voiding. Sự đi tiểu xảy ra thông qua việc kết hợp co các cơ tự ý và không tự ý. Khi thể tích nước tiểu trong bàng quang quá 200–400 mL, áp lực trong bàng quang tăng cao, tác động các thụ thể căng (stretch receptors) trong thành bàng quang truyền tín hiệu thần kinh tới tuỷ sống. Những tín hiệu này lan truyền tới trung tâm tiểu (micturition center) ở tuỷ sống cùng S2 và S3, kích hoạt phản xạ tiểu (micturition reflex). Trong phản xạ này, xung thần kinh đối giao cảm từ trung tâm tiểu lan truyền tới thành bàng quang và cơ thắt niệu đạo trong, gây co cơ thành bàng quang, nghỉ cơ thắt niệu đạo trong. Đồng thời, trung tâm tiểu ức chế noron vận động bản thể(somatic motor neurons) phân phối đến cơ thắt niệu đạo ngoài. Theo những điều kiện như vậy, sự đi tiểu xảy ra. Tuy nhiên, khi bàng quang đầy nước tiểu trước tiên nó gây ra một cảm giác có ý thức là muốn đi tiểu rồi phản xạ tiểu mới xảy ra. Việc làm trống bàng quang cũng là một phản xạ, từ nhỏ chúng ta đã được học cách kiểm soát phản xạ này thông qua kiểm soát cơ thắt niệu đạo ngoài và một vài cơ vùng nền chậu. Vỏ não có thể trì hoãn phản xạ tiểu xảy ra trong một khoảng thời gian giới hạn.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét